Công dụng chống oxy hóa chống viêm chống huyết khối của chiết xuất từ nhân sâm mầm ATP Việt Nam
Sâm mầm – Thực phẩm bổ dưỡng được ưa chuộng tại Hàn Quốc
Nhân sâm là một loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến từ hàng ngàn năm nay. Các loại nhân sâm tự nhiên và nuôi trồng được thu hoạch sau 5 đến 6 năm và chỉ được sử dụng phần rễ sâm. Ứng dụng thương mại của nhân sâm đã được nghiên cứu rộng rãi tại Hàn Quốc, trong đó có nhiều nghiên cứu khẳng định các bộ phận khác của cây nhân sâm như chồi, thân, lá cũng chứa nhiều loại hoạt chất ginsengoside. (Li et al.,1996). Lá có hàm lượng ginsenoside cao hơn so với rễ chính được
trồng trong cùng thời gian (Kang và Kim, 2016). Hầu hết ginsenosides tích lũy trong lá trong giai đoạn tăng trưởng sớm, tức là năm đầu tiên và năm thứ hai (Shi et al., 2007)
Nhân sâm lâu năm được sử dụng phổ biến như một loại dược liệu quý, tuy vậy ứng dụng trong thực phẩm hàng ngày còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân sâm tại Hàn quốc, các nhà khoa học và các chuyên gia nông nghiệp tại Hàn Quốc đã phát triển phương pháp nuôi trồng sâm mầm từ củ sâm 1 đến 2 năm tuổi. Hàm lượng ginsengoside (saponin) trong củ sâm 1 năm tuổi thấp hơn nhiều so với củ sâm lâu năm, nhưng sâm mầm giàu hoạt chất trong thân và lá.
Sâm mầm tươi 1 năm tuổi sử dụng được toàn bộ lá, thân, rễ. Cây có vị ngọt và đắng nhẹ, giòn khi ăn tươi sống và vị bùi khi nấu chín. Tại Hàn quốc sâm mầm từ củ sâm 1 năm tuổi được ưa chuộng và sử dụng trong rất nhiều công thức chế biến như:
- Các loại salad: sâm mầm kết hợp rau mầm, cà chua, phomai hoặc trộn cùng các loại thịt.
- Ăn tươi cùng các món gỏi cuốn, ăn kèm sashimi, thịt nướng.
- Nấu cùng các món canh.
- Trộn cùng kim chi ăn kèm trong các món cơm và mỳ.
- Xay sinh tố kèm hoa quả (tương tự như cách sử dụng cần tây): sinh tố sâm mầm và táo…
Hình ảnh tham khảo món ăn từ sâm mầm được tổng hợp từ Internet
Nhân sâm mầm ATP Việt Nam chứa hoạt chất chống oxy hóa ginsenoside và axit phenolic.
Thưởng thức nhân sâm mầm, nguồn vitamin và Ginsenoside dồi dào cho bữa ăn hàng ngày