Nhằm quảng bá và đưa nhân sâm mầm đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. ATP Việt Nam và CETDAE hợp tác nghiên…
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong Nhân sâm mầm theo giai đoạn tăng trưởng
Chất chống oxy hóa là các hoạt chất có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Các chất chống oxy hóa có thể được cơ thể con người tự sản sinh hoặc được cung cấp từ thực phẩm. Nhân sâm lâu năm và nhân sâm mầm chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa trong đó gồm các nhóm saponin nhân sâm (ginsenosides) và axit phenolic.
Trong nghiên cứu của Ji Yun Lee và cộng sự (2020) sử dụng nhân sâm mầm 1 năm tuổi được trồng trong trang trại thủy canh đã được kiểm nghiệm hàm lượng hoạt chất ginsenoside trong các giai đoạn phát triển, so sánh với nhân sâm 5 năm tuổi. Kết quả cho thấy hàm lượng Ginsenosides tích lũy trong thân và lá nhiều hơn trong củ sâm sau 21 ngày trồng.
Nghiên cứu sử dụng củ sâm 1 năm tuổi Geumsan, hệ thống canh tác thủy canh sử dụng đèn LED. Phân tích hóa học cho thấy sau 21 ngày trồng hàm lượng các chất chống oxy hóa gồm các ginsenosides và axit phenolic đều tăng đáng kể so với phương pháp canh tác thông thường. Tổng hàm lượng Ginsenosides đạt 29mg/g nhân sâm mầm khô. Hàm lượng axit phenolic đạt 1975.9 ± 37.5 mg CE/100 g. So sánh cho thấy hàm lượng các chất chống oxy hóa trong nhân sâm mầm 1 năm tuổi canh tác thủy canh cao hơn so với nhân sâm 5 năm tuổi truyền thống. Nghiên cứu đánh giá nhân sâm mầm có triển vọng phát triển thành thực phẩm chức năng.
Nghiên cứu của In Bae Jang và cộng sự (2018) sử dụng củ sâm 2 năm tuổi trồng giá thể trong thời gian 8 tuần nhằm đo lường hàm lượng hoạt chất trong nhân sâm mầm theo các giai đoạn tăng trưởng. Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi trong hàm lượng ginsenosides trong từng bộ phận thân, lá, củ sâm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng ginsenoside nhóm Panaxadiol tăng 1.62 lần và nhóm panaxatritol tăng từ 1.31 đến 1.56 lần trong thời gian từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 56. Hàm lượng ginsenoside trong thân giảm dần trong khi hàm lượng ginsenosides trong rễ tăng dần đến ngày thứ 21 và sau đó giảm dần. Tổng hợp kết quả cho thấy sau 26.4 ngày trồng, nhân sâm mầm sẽ đạt tổng hàm lượng ginsenoside cao nhất, tổng từ lá, thân và rễ.
Các nghiên cứu được sử dụng để làm cơ sở tham chiếu cho quy trình canh tác nhân sâm mầm, lựa chọn giống, phương thức và thời gian thu hoạch phù hợp.
Học cách thưởng thức nhân sâm mầm của người Hàn Quốc cùng ATP Việt Nam. Nhân sâm mầm được sử dụng phổ biến…
Nhân sâm mầm là sản phẩm mới của thế kỷ 21 ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng