Nhằm quảng bá và đưa nhân sâm mầm đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. ATP Việt Nam và CETDAE hợp tác nghiên…
Công dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống huyết khối của chiết xuất từ nhân sâm mầm
Tóm tắt nghiên cứu In Hee Baik, Kyung Hee Kim, Kyung-Ae Lee đánh giá hàm lượng hoạt chất trong chiết xuất từ nhân sâm mầm thương mại.
Nghiên cứu sử dụng nhân sâm mầm thương mại loại trung bình có chiều dài từ 15-20cm từ Yangpyeong, Gyeonggi-do, Hàn quốc. Nhân sâm mầm được vệ sinh bằng nước tinh khiết và nước cất, sau đó được tách riêng lá, thân, rễ và sấy trong nhiệt độ 500C. Mẫu sấy khô được cấp đông ở nhiệt độ -200C. Nhân sâm 6 năm tuổi được mua từ Poonggi, Gyeongsangbuk-do và được chuẩn bị mẫu theo cách tương tự.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy lá nhân sâm mầm chứa hàm lượng hợp chất phenolic cao nhất, gấp 5 lần so với thân và 4.3 lần so với củ. Hàm lượng saponin trong lá gấp 7.2 lần so với thân và 2.8 lần so với củ. Tổng số hợp chất phenolic và saponin của toàn bộ nhân sâm mầm là 10,20 ± 1,51 mg/g và 15,89 ± 0,71% tương ứng khoảng 56%, 36% và 43% cao hơn so với nhân sâm 6 năm tuổi.
Tạo ra hợp chất hiếm Compound K (CK) từ nhân sâm mầm
Nghiên cứu sử dụng enzyme thương mại để tạo ra phản ứng hình thành Compound K từ các ginsenosides nhóm PPD (protopanaxadiol) trong nhân sâm mầm (Rc, Rd, F2, Rg3).
Nghiên cứu đánh giá và kết luận hiệu quả của các ginsenoside đơn và Compound K được chiết xuất từ nhân sâm mầm có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống huyết khối. Người ta ước tính rằng mầm nhân sâm có thể là một nguồn ginsenoside hiệu quả và sạch, ở chỗ chúng chứa hàm lượng ginsenoside PPD cao hơn so với rễ nhân sâm 6 năm tuổi và CK được chuyển đổi hiệu quả từ ginsenoside bằng cách thủy phân enzyme. Chiết xuất giàu Compound K (CKE) có nguồn gốc từ mầm nhân sâm cho thấy tác dụng chống viêm cao hơn chiết xuất từ ginsenoside đơn (PGE) trong tế bào RAW 264,7, làm giảm nồng độ NO và các cytokine tiền viêm trong khi PGE cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với CKE. Từ những kết quả này, người ta cho rằng hàm lượng CK cao trong CKE có thể đóng một vai trò quan trọng trong tác dụng chống viêm. Trong thử nghiệm in vivo về tác dụng chống huyết khối, nhóm sử dụng CKE cho thấy tác dụng tăng cả về thời gian chảy máu và thể tích chảy máu so với nhóm đối chứng. Sự gia tăng thể tích chảy máu tương đối thấp so với nhóm dùng aspirin, đây có thể là một lợi thế trong điều trị huyết khối vì chảy máu là điều không mong muốn. Mầm nhân sâm hoặc sản phẩm chế biến như CKE cho thấy tiềm năng được sử dụng để chống viêm và chống huyết khối.
Nguồn: https://www.mdpi.com/1420-3049/26/13/4102
Học cách thưởng thức nhân sâm mầm của người Hàn Quốc cùng ATP Việt Nam. Nhân sâm mầm được sử dụng phổ biến…
Nhân sâm mầm là sản phẩm mới của thế kỷ 21 ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng