• VI
    • EN_UK
  • Đăng ký / Đăng nhập

Kỹ thuật canh tác Nhân sâm ưu việt của Hàn Quốc

Nhân sâm được người Hàn Quốc coi là món quà của tạo hóa với lịch sử khai thác và canh tác lâu đời.

1. Truyền thuyết và lịch sử

Sansam (nhân sâm rừng) hay còn gọi là sim, mọc ở vùng núi, còn insam là nhân sâm được trồng ở các trang trại. Truyền thuyết về phát hiện của Insam có từ 1.500 năm trước, khi mẹ của một học giả nghèo lâm bệnh nặng. Con trai bà cầu nguyện trong hang động trên đỉnh núi suốt 100 ngày, sau đó một vị thần núi xuất hiện. Vị thần chỉ vào cây xanh có quả màu đỏ mọc trên đó rồi biến mất. Người học giả tuyệt vọng đã nhặt cây, mang về nhà và đun sôi lấy rễ làm thuốc. Mẹ ông đã hồi phục một cách kỳ diệu nhờ cách pha chế này. Ngạc nhiên trước những gì đã xảy ra, ông bắt đầu gieo hạt từ quả màu đỏ và trồng cây tương tự. Ông đã chia sẻ điều này với những người hàng xóm của mình đây được cho là khởi đầu của việc trồng nhân sâm nhân tạo đầu tiên trên toàn quốc.

Theo lịch sử ghi chép gieo hạt nhân sâm để trồng nhân sâm được ghi lại trong từ năm 1770 ở Dongbok-hyeon, Hwasun. Một số tài liệu ghi chép rằng việc hướng dẫn trồng nhân sâm đã được phổ biến ở Punggi từ thế kỷ 18.

2. Kỹ thuật canh tác

a. Gieo hạt

Theo phương pháp truyền thống hạt giống và cát được trộn theo tỷ lệ 1:3 và cho vào thùng chứa. Nước được thêm vào thùng chứa cho đến khi quan sát thấy lượng nước thừa chảy ra ngoài, hai lần mỗi ngày từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 9, một lần mỗi ngày cho đến khi nứt vỏ và phát triển phôi. Sau đó, hạt giống đã được xử lý sẽ được gieo vào luống ươm vào đầu tháng 11 và nảy mầm vào mùa xuân năm sau.

b. Đất trồng nhân sâm

Nhân sâm bẩm sinh rất nhạy cảm với đất nên trồng nhiều lần trên cùng một loại đất sẽ không phát triển tốt, Một khi nhân sâm đã được trồng trên một vùng đất thì không thể trồng lại trên cùng một vùng đất dù sau 10 năm. Cần phải có thời gian dài như vậy do độ phì nhiêu của đất và vi khuẩn trong đất giảm. Sau khi được trồng, nhân sâm phát triển trên cùng một loại đất trong 4-6 năm, trong thời gian đó các mầm bệnh nghiêm trọng sinh sôi nảy nở trong rễ nhân sâm và tồn tại trong đất. Khi nhân sâm được trồng lại trên cùng một loại đất, rễ nhân sâm sẽ bị thối do mầm bệnh đã ủ bệnh. Đây là lý do tại sao rất khó để tiếp tục trồng nhân sâm trên cùng một vùng đất.

Công nghệ canh tác hiện đại đã cải tiến hiệu quả quản lý chất lượng đất và kết hợp các biện pháp cải tạo đất, trồng xen canh sau mỗi mùa vụ để tăng quỹ đất canh tác nhân sâm.

c. Quản lý nhiệt độ, độ ẩm

Nhân sâm ưa bóng râm và rất nhạy cảm với độ ẩm quá cao và quá khô. Nhân sâm non nhạy cảm với khô vào khoảng tháng 5-6 và nhân sâm giai đoạn giữa nhạy cảm với độ ẩm trong mùa mưa vào tháng 7-8. Do tính chất nhạy cảm nên điều kiện sinh trưởng phải được điều chỉnh cẩn thận trong khoảng 3-5 năm sau khi trồng cho đến khi thu hoạch. Các trang trại nhân sâm đã phát triển nhiều loại vật liệu làm mái che để đảm bảo ánh sáng vừa đủ phù hợp với nhân sâm.

Các chuyên gia nông nghiệp hiện đại tại Hàn quốc cũng đã phát triển và thử nghiệm các mô hình nhà kính để trồng nhân sâm nhằm giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài.

d. Phân bón và kiểm soát sâu bệnh

Việc sử dụng hóa chất kiểm soát sâu bệnh cho Nhân sâm được chính phủ Hàn quốc quản lý nghiêm ngặt. Cơ quan chính phủ cung cấp danh sách các loại hóa chất được phép sử dụng tương ứng với các loại sâu bệnh và quản lý quy trình thực hiện.

3. Geumsan – Hệ thống canh tác nhân sâm được thế giới công nhận

Geumsan là trung tâm sản xuất, chế biến và phân phối nhân sâm lớn nhất cả nước để bán trong nước và xuất khẩu. Bí quyết của quận để trở thành thủ phủ nhân sâm của quốc gia là thiên nhiên ưu đãi, với độ cao khoảng 250 mét so với mực nước biển và lưu vực được bao quanh bởi núi đồi. Ngoài ra, đất đai màu mỡ và nhiệt độ ban ngày tối ưu cho phép trồng nhân sâm giống nhất với giống nhân sâm hoang dã. Geumsan qua nhiều thế kỷ đã không ngừng nâng cao bí quyết nông nghiệp của mình để làm cho hoạt động nông nghiệp bền vững hơn. Hệ thống Nông nghiệp Nhân sâm Truyền thống Geumsan năm 2015 đã được chỉ định là Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng của Hàn Quốc và vào năm 2019, nó được liệt kê trong Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

Phát huy từ truyền thống lịch sử lâu đời kết hợp với khoa học hiện đại và quy trình quản lý chặt chẽ theo tiêu chí phát triển bền vững đã khẳng định tính ưu việt của kỹ thuật canh tác nhân sâm tại Hàn quốc. Điều này góp phần khẳng định chất lượng tin cậy của nhân sâm được trồng nhân tạo tại Hàn quốc.

Nguồn:

https://journals.ashs.org/hortsci/downloadpdf/journals/hortsci/25/7/article-p746.pdf

https://www.kocis.go.kr/eng/webzine/201907/sub02.html

https://www.kati.net/file/down.do?path=/upload/&fileName=kmafra_en.pdf.pdf